Văn Hóa Nhật Bản

Mỗi một Quốc gia đều có một nền văn hóa đặc trưng và riêng biệt. Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jomon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. 

 Khái Quát Đặc Trưng Văn Hóa Nhật Bản 

 Mỗi một Quốc gia đều có một nền văn hóa đặc trưng và riêng biệt. Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jomon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, no, rakugo.

 

                                                                                                                          Búp bê Nhật Bản

Ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, budo, kiến trúc kiểu vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.Các tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản bao gồm hai cuốn sách lịch sử Kojiki và Nihon Shoki cũng như tập thơ từ thế kỷ thứ 8 Man’yōshū. Nhật Bản có hai nhà văn từng đoạt giải Nobel là Yasunari Kawabata(1968) và Kenzaburo Oe (1994).

 Phải nói rằng văn hóa của Nhật Bản là nền văn hóa có tính đồng nhất bởi vì Nhật Bản là một nước mà phần lớn dân cư là dân bản địa, dân nhập cư thì chủ yếu chiếm rất ít, chính vì điều này mà nền văn hóa của Nhật Bản không bị pha trộn. Đối với người Nhật Bản gia đình đóng một vai trò trọng yếu.trước đại chiến thứ 2, gia đình người Nhật chủ yếu là 3 thế hệ, người cha là có uy quyền và được kính trọng, người phụ nữ khi về nhà chồng phải tuân phục chồng ,cha mẹ chồng nhưng sau 1947, luật dân sự ban hành, người phụ nữ có quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống , nhưng khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì lúc này nếp sống của gia đình người Nhật đã thay đổi, lúc này gia đình chỉ còn bố mẹ con cái, cuộc sống hiện đại Trước đây phụ nữ 25 tuổi mà chưa lấy chồng thì nam giới cho là khuyết điểm nào đó, nhưng giờ tỷ lệ phụ nữ lấy chồng muộn là rất cao thậm chí còn không lấy chồng.

Hiện nay phụ nữ Nhật Bản không lấy chồng chiếm tỷ lệ cao nhất chân Á. Về quan hệ trong giao tiếp của người Nhật, thì cúi chào bằng cách gập người xuống, độ hạ thấp tùy từng địa vị xã hội chủa người đối diện, đây là một đặc trưng tiêu biểu trong nền văn hóa của Nhật. Một yếu tố quan trọng trong giao tiếp nũa mà ta cần biết đó là khi trao danh thiếp thì người nhật dùng 2 tay để thể hiện cử chỉ lễ độ,người Nhật còn hay nói giảm nói tránh . Khi nói đến Nhật Bản, ta nghĩ ngay ra áo truyền thống kimono, món sushi, nhà đô vật sumo, nàng kỹ nữ Geisha và biểu tượng truyện tranh Manga…..

 Áo kimono là một truyền thống có từ lâu đời giống như áo dài của Việt Nam, kimono là 1 chiếc áo choàng được giữ cố định vào người cùng với 1 số dây đai, dây buộc ….

Về văn hóa ẩm thực,trong cách ăn của người nhật giống Việt Nam đó là ăn bằng đũa, không trống đũa vào bát ăn, trước khi ăn thì nói “itadakimasu” cuối bữa thì nói “gochishosamadeshita”. Khi rót rượu không rót cho mình mà rót cho người bên cạnh, để người khác rót cho mình và nói “kampa”có nghĩa là cạn chén, dzô.

Khi vào nhà người nhật thì cởi giầy trước khi vào nhà khi vào cúi chào và nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.

 Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.
Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.Và một đặc tính nữa đó là khi mà cùng đi ăn, ăn xong thì ai trả của người đó .