Trò chơi truyền thống ở Nhật

Kendama.

– Kendama là một đồ chơi làm bằng gỗ, được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản cách đây khoảng hơn 200 năm. Hất trái cầu gỗ lên để nó rơi xuống cái đĩa nhỏ nhất, rồi cái lớn nhất, tiếp theo là cái trung bình. Sau đó tung trái cầu gỗ sao cho lỗ của nó vượt qua đầu cây trục nhọn. Kế tiếp, thi xem ai là người chơi nhanh nhất. Để thêm hấp dẫn, giữ trái cầu gỗ với lỗ ngửa mặt lên, rồi ném cái cán lên cao để đầu cây trục nhọn rơi vào lỗ. Có rất nhiều câu lạc bộ kendama ở Nhật.
duhochoasen10 Trò chơi truyền thống ở Nhật

duhochoasen12 Trò chơi truyền thống ở Nhậtduhochoasen23 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Kendama là một loại đồ chơi đã được phổ biến tại Nhật Bản với cả trẻ em và người lớn. Khi mới nhìn kendama lần đầu tiên ai cũng nghĩ đây là một trò chơi đơn giản nhưng thực ra kendama là một trò chơi với hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau và người chơi phải làm chủ được nó.

Đây là trò chơi được chơi ở bất cứ nơi nào và bởi bất cứ ai, cả nam giới và và nữ  giới, trẻ em và người già. Trò chơi này được cho là hữu ích trong việc tập trung và kiên trì.

Ngày này, đồ chơi truyền thống này không chỉ là trò chơi giải trí mà nó còn là một môn thể thao cạnh tranh với các cuộc thi đấu diễn ra trên khắp Nhật Bản.

Ayatori.

duhochoasen42 Trò chơi truyền thống ở Nhậtduhochoasen52 Trò chơi truyền thống ở Nhật duhochoasen34 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Trò này cũng thường được xem là trò chơi của con gái. Dùng một sợi dây dài khoảng 120cm, cột hai đầu lại với nhau để tạo thành một vòng tròn. Mục đích là dùng sợi dây và các ngón tay để thắt hình. Có thể chơi ayatori một mình hoặc với một người khác. Khi thi tài, một người giữ sợi dây theo một hình cố định, còn người kia thắt một hình khác. Người nào phạm lỗi hoặc làm hư hình dự định tạo ra là người thua cuộc.

Origami

Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: ori là gấp hay xếp và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ orikata.

Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các qui tắc origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.

Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.

duhochoasen62 Trò chơi truyền thống ở Nhậtanh cuoi dep hac giay origami marry 4 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sadako Sasaki năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình.

Ohajiki

Trò chơi này thường được xem là trò chơi cho các bé gái . Những người chơi sẽ thay phiên nhau dùng ngón tay búng những miếng nhỏ hình đồng tiền gọi là Ohajiki để chúng chạm vào những miếng khác . Ngày xưa , người ta dùng đá cuội , hoặc những con cờ Go ( cờ Vây ) . Ngày nay , những miếng này thường được làm bằng thủy tinh . Khi chơi , dùng ngón tay cái và ngón trỏ ( hoặc ngón giữa ) để tạo thành một vòng tròn , sau đó dùng ngón cái búng một miếng .

duhochoasen101 Trò chơi truyền thống ở Nhật duhochoasen82 Trò chơi truyền thống ở Nhật

duhochoasen91 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Cách chơi:
(1) Tất cả những người chơi đặt một số lượng những miếng Ohajiki bằng nhau trên một mặt phẳng , sau đó chơi jan-ken ( “oẳn tù tì” ) để quyết định lượt chơi .
(2) Người thứ nhất vào phiên bằng cách dùng một tay gom tất cả các miếng của mọi người lại rồi rắc chúng lên mặt phẳng .
(3) Sau đó người chơi chỉ ra hai miếng , và vẽ một đường tưởng tượng giữa chúng để cho thấy người đó dự định búng hai miếng vào nhau bằng cách nào .
(4) Nếu người chơi búng trúng miếng đã chọn , người đó sẽ giữ nó . Nếu không , sẽ đến lượt người khác . Cuối cuộc chơi , người nào có nhiều miếng nhất sẽ là người thắng .

Daruma-san ga koronda

Một người làm “Kon” . Thay vì đếm đến 10 , em bé làm “Kon” ở Nhật nói , ” Daruma-san ga koronda ” . ( Thực ra có 10 âm tiết trong câu này , có nghĩa là , ” Búp bê Daruma đã ngã lộn nhào ” ) . Với những người chơi khác , mục đích của người chơi là đến gần người bịt mắt mà không để cho người đó biết là họ đang di chuyển .

duhochoasen111 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Cách chơi
(1) Người làm “Kon” quay mặt khỏi những người khác và nhắm mắt lại . “Kon” nói ‘ Daruma-san ga koronda ‘ thật nhanh , rồi quay chung quanh càng nhanh càng tốt , mắt mở ra . Trong khi “Kon” nói câu đó , những người chơi khác tiến đến gần anh ta Ngay trước khi “Kon” quay người lại , những người chơi kia phải đứng im .
(2) Nếu “Kon” trông thấy một người đang di chuyển thì người đó phải nắm tay “Kon” .
(3) Nếu người chơi tiến đến gần ” Kon ” mà không bị phát hiện , người đó sẽ đánh vào lưng “Kon” , rồi sau đó mọi người sẽ chạy đi , trừ ” Kon ” . Tuy nhiên , nếu Kon đang nắm tay một vài người chơi bị bắt , thì người tấn công sẽ dùng sóng tay chặt để tách tay của Kon và tù binh ra . Sau đó mọi người chạy đi , trừ Kon .
(4) Khi Kon la lên ” Tomare ! ” ( đứng lại ) , mọi người phải đứng im .
(5 ) Nếu Kon chạm vào một tong số họ bằng cách bước tới không quá ba bước , thì hai người sẽ đổi vai cho nhau .

Beigoma

Trò chơi này thường dành cho con trai . Hiện nay , người ta dùng những con vụ bằng gang , nhưng hồi xưa chúng được làm bằng vỏ ốc . Các cậu bé đua tranh với nhau bằng cách trau chuốt những con vụ và làm cho chúng mạnh hơn – mài một phần dưới đáy để làm chúng thấp hơn , khắc những hình ngoằn ngoèo quanh chúng , hoặc làm cho chúng nặng hơn bằng cách trát sáp bên ngoài .

duhochoasen14 Trò chơi truyền thống ở Nhậtduhochoasen121 Trò chơi truyền thống ở Nhậtduhochoasen13 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Cách chơi
Cần một cái thùng nhỏ hoặc một cái xô lớn , và một tấm chiếu Goza hoặc một mảnh bạt để phủ lên miệng thùng hoặc xô , dể làm bục cho con vụ quay . Cách chơi phổ biến nhất :
(1) Tất cả những người chơi cùng ném con vụ một lúc lên bục .
(2) Con vụ nào ngừng quay sau cùng thì sẽ thắng , nếu như nó vẫn còn trên bục .
Bé trai Nhật Bản cũng rất thích chơi đồ chơi và thả diều. Những con quay, hay còn gọi là Koma

Bạn phải làm cho nó quay bằng tay hoặc bằng một sợi dây buộc kín quanh thân con quay. Trò này du nhập vào Nhật Bản khoảng 1000 năm trước đây từ Trung Quốc. Vào thời Edo (1603-1868), những trận đấu Koma rất thịnh hành. Các đấu thủ dùng dây để quật những con quay bằng gỗ hoặc bằng thép được gọi là Bei-goma trong một cái vòng, thường là một cái thùng quấn khăn bên ngoài, và cố gắng để con quay của đối phương rơi ra khỏi vòng.
Qua nhiều năm, đã có rất nhiều loại quay được sản xuất tại Nhật Bản, bao gồm cả những loại quay gây tiếng ồn, hay những loại quay rất nhanh nữa.

Karuta

Karuta có hình chữ nhật, giống với những bộ bài Tây, nhưng thay vì sử dụng số và các kí tự cơ, rô, bích, tép, thì chúng lại mang trên mình những hình ảnh, chữ viết, thậm chí cả những bài thơ. Trong một hộp karuta có vài tá quân bài.
Một trong những phiên bản phổ biến nhất của trò chơi này có tên là iroha karuta, một người được chỉ định là “người đọc” sẽ có một quân bài, và phải đọc những gì viết trên nó, trong khi những người chơi khác ngồi xung quanh, rải bộ bài theo kí tự đầu tiên, hay một số từ cùng với một bức ảnh. Khi người được chỉ định bắt đầu đọc những từ ghi trên bài, các đấu thủ phải cố gắng tìm ra quân bài tương ứng trong đống bài trước mặt. Ai tìm ra trước sẽ thắng vòng đó và được nhận quân bài đó. Chung cuộc, người nào có nhiều bài nhất sẽ thắng. Iroha karuta ra đời vào thời Edo, và thông điệp trên những quân bài là những câu nói nổi tiếng trong cuộc sống thường nhật.

duhochoasen16 Trò chơi truyền thống ở Nhậtduhochoasen15 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Fukuwarai

Lễ hội mừng xuân ở Nhật sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi trò chơi Fukuwarai, đó là một trò chơi tương tự trò gắn-đuôi-cho-chú-lừa

duhochoasen18 Trò chơi truyền thống ở Nhậtduhochoasen17 Trò chơi truyền thống ở Nhật

Những người chơi bị bịt mắt được đặt phía trước một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả. Mục tiêu của trò chơi là phải đặt những mảnh giấy cắt theo hình đôi mắt, mũi và mồm vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt.
Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868), và mọi người bắt đầu coi đó như một trò chơi mừng xuân vào thời Taisho (1912-1926). Cho tới khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, mới bắt đầu chơi trò này ở nhà.
Ban đầu người ta chỉ dùng một dáng mặt duy nhất trong trò chơi này: khuôn mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm, những khuôn mặt khác, phản ánh từng thời kì người ta tạo ra nó, cũng được sử dụng rộng rãi: các diễn viên nổi tiếng, các anh hùng truyện tranh, vân vân.

Làm thế nào để chơi Fukuwarai:
Đây là một cách chơi Fukuwarai điển hình, bạn có thể chơi với bạn bè khi có trong tay một bộ trò chơi này. Bạn cũng có thể tự làm bằng cách vẽ ra giấy.
– Đầu tiên, người chơi phải vẽ lên một mẩu giấy hình dáng một khuôn mặt.
– Sau đó chọn một người, bịt mắt lại.
– Người bị bịt mắt sẽ cố gắng đặt những mẩu giấy có hình mắt, lông mày, mũi và miệng vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt, trong khi những người khác hò hét chỉ dẫn – ví dụ như “cao lên tí đi”, “sang trái”, “đằng kia cơ mà”.
– Sau khi hoàn thành công việc của mình, người chơi sẽ bỏ khăn bịt mắt và chiêm ngưỡng tác phẩm họ vừa tạo ra.
– Gần như lần nào, khuôn mặt vừa được tạo ra trông cũng rất quái dị, nên mọi người đều cười phá lên.
– Và việc chiêm ngưỡng những khuôn mặt được những người chơi khác nhau tạo ra cũng rất thú vị. Trò chơi này rất vui đúng ko?
Kendama là một loại đồ chơi được ưa chuộng rộng rãi ở Nhật, kể cả trẻ em lẫn người lớn.
Nhìn bề ngoài thì đơn giản thế, nhưng Kendama là một trò chơi của trí tụê và khéo léo, những người chơi có đến hơn 1000 kĩ thuật khác nhau để điều khiển nó. Nó có thể được chơi mọi nơi, và bất kì ai cũng chơi được, dù là nam hay nữ, già hay trẻ. Người ta nói rằng trò chơi này giúp con người phát triển sức tập trung và tính kiên trì.