Nghệ Thuật Kịch Múa Kabuki – Nhật Bản

Kabuki – môn nghệ thuật quần chúng nổi tiếng từ hàng thế kỷ nay của Nhật Bản.
Kabuki là gì ?

Kabuki
Kabuki được kết hợp từ 3 chữ: ka: hát, bu: nhảy múa, ki: kỹ thuật. Đây là một loại nhạc kịch rất phổ biến và được ưa chuộng của người dân Nhật Bản.

Nội dung của 1 màn trình diễn Kabuki ?

Kabuki được chia ra làm 2 thể loại kịch chính. Đầu tiên là Jidaimono hay còn gọi là kịch lịch sử. Nội dung những vở kịch này thường đề cập đến các sự kiện lịch sử quan trọng của Nhật Bản xảy ra trước thời Edo.

Thể loại kịch thứ 2 trong Kabuki là Sewamono. Sewamono phản ánh đời sống của dân chúng thời Edo, đối tượng được đề cập chủ yếu là thị dân và nông dân. Chủ đề của Sewamono là gia đình hay chuyện tình lãng mạn.

Điều làm nên sự độc đáo của Kabuki ?

Kabuki Nhat Ban
– Kabuki là môn nghệ thuật duy nhất độc quyền của nam giới vì theo các nghệ nhân trong nghề kể lại thì xa xưa Kabuki giành cho cả nữ giới nhưng có một người phụ nữ tên là Izumono Okuni, một diễn viên, cách đây 4 thế kỉ, thường hay diễn lại những câu chuyện kể về những người đàn ông thích chạy theo những cô gái điếm tại Tokyo.

Một lần, trong lúc nhập vai một cô gái làng chơi, Okuni đã khiến nhiều người xem phải ”đỏ mặt” vì lối diễn “tự nhiên thái quá” của mình. Những sau đó, ngay lập tức, những cô gái làng chơi chuyên nghiệp liền bắt chước cô và xem cô như một thần tượng, họ diễn Kabuki như để “khiêu khích”, để kiếm tiền….

Để tránh những ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, các nhà cầm quyền Nhật Bản lúc bấy giờ đã buộc phải ra lệnh cấm nữ giới tham gia trình diễn. Chính vì vậy, cho đến ngày nay, Kabuki vẫn luôn là môn nghệ thuật chỉ giành cho nam giới. Trong trường hợp đặc biệt, vở kịch có vai nữ thì những diễn viên nam này sẽ cải trang hóa thân vào nhân vật nữ.

– Nghệ thuật hóa trang cũng là một nét tiêu biểu, đặc trưng cho Kabuki. Các diễn viên Kabuki đều phải tự hóa trang cho chính mình.

Nếu vào vai những dũng tướng, anh hùng lỗi lạc thì cách hóa trang phổ biến là nhiều đường viền màu đỏ trên khuôn mặt tượng trưng cho đức hạnh và sức mạnh. Hóa trang mặt xanh để thể hiện cho các linh hồn, mặt nâu hay xám để thể hiện vai diễn con vật, ma quái…..

– Trang phục cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét đặc biệt của môn nghệ thuật Kabuki này. Đó là sự kết hợp giữa chiếc Kimono của phụ nữ được vẽ, thêu, hoặc in hoa văn và trang phục chiến trận của những người đàn ông cộng với những biểu tượng của gia đình nghệ sĩ.