Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản từ tiểu học tới trung học đệ nhất cấp, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp ở Nhật là 90%. Sau đó 53,4% tỷ số này tiếp tục vào học ở các trường chuyên môn, cao đẳng hay đại học. Nhật là một trong những nuớc có trình độ dân trí cao nhất thế giới, tỉ lệ người không biết đọc biết viết gần như 0%.
Hệ thống giáo dục của Nhật bản gồm 7 cấp:
1. Mẫu giáo (“yochien” = ấu trĩ viên, 3-6 tuổi)
2. Tiểu học (“shogaku” = tiểu học, 6-12 tuổi) : 6 năm
3. Trung học: Ðệ nhất cấp (“chugaku” = trung học, 12-15 tuổi): 3 năm
Ðệ nhị cấp (“koto” = cao đẳng, 15-18 tuổi): 3 năm
4. Hệ thống giáo dục sau trung học: trường các sự hay chuyên môn (“senmon gakko”).
5. Ðại học (“daigaku” = đại học): 4 năm
6. Cao học (“shushi” = tu sĩ): 2 năm
7. Tiến sĩ (“hakase” = bác sĩ): 3 năm
Chế độ học tập và thi tuyển ở Nhật khá khắc nghiệt. Truớc đây khi đi xin việc làm, người ta thường có khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc qua cái mác trường đại học người đó đã tốt nghiệp. Nếu một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm, người đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một sinh viên tốt nghiệp một truờng đại học ít tiếng tăm, cho dù với một thành tích xuất sắc cỡ nào đi nữa. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một hãng lớn, các phụ huynh phải lo cho con em mình vào học ở một truờng trung học nổi tiếng. Ðể dễ vào học ở một truờng trung học đệ nhị cấp nổi tiếng, học sinh đó lại phải vào học một trường trung học đệ nhất cấp nổi tiếng … Cứ thế, sự cạnh tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học. Ðể con cái mình trong tương lai được vào học ở một truờng đại học nổi tiếng, có một việc làm tốt, các bậc phụ huynh nhìn xa trông rộng, phải lo lắng cho con mình ngay từ bậc tiểu học.
Kỳ thi tuyển vào các truờng đại học rất khó, nhất là các trường có tên tuổi. Ngoài giờ học chính khóa ở truờng, phần đông học sinh dến học thêm ở các trung tâm dạy kèm (juku = thục) vào buổi tối và các ngày nghỉ.
Niên học bắt đầu từ tháng tư cho đến tháng ba năm sau. Kỳ nghỉ hè kéo dài khoảng 6 tuần, nghỉ đông và xuân khoảng 2 tuần. Ngày học thường bắt đầu từ 8:30 sáng dến 15:00 chiều. Một tuần học 6 ngày, từ thứ Hai dến thứ Bảy. Riêng ngày thứ bảy của tuần lễ thứ hai và thứ tư trong tháng được nghỉ, tuong lai gần sẽ nghỉ tất cả thứ Bảy. Sau giờ học, phần lớn các học sinh ở lại tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc các hoạt động khác.
Học sinh trung học đệ nhất & đệ nhị cấp (trừ trường công) phải mặc đồng phục khi dến trường. Nam sinh thường mặc đồng phục màu den, có khuy đồng và cổ đứng. Nữ sinh thường mặc đồng phục kiểu hải quân và váy xếp nếp. Màu sắc và kiểu dáng có thể thay đổi chút ít tùy theo trường
Trong học đường, mối quan hệ giữa các học sinh (hoặc sinh viên) lớp trên đối với học sinh lớp duới khá nghiêm ngặt. Các học sinh lớp dưới phải có thái độ kính trọng đúng mức với đàn anh của mình, đàn anh bảo gì phải nghe.
Hiện nay tình trạng bắt nạt trong học đường (học sinh trong cùng lớp kết nhóm bắt nạt học sinh cô thế, hoặc học sinh lớp trên bắt nạt lớp duới) tuy giảm nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều tranh luận trong giới chức giáo dục. Do sự thờ ơ, thiếu quan tâm của giáo viên chủ nhiệm và sự thiếu quan tâm theo dõi của phụ huynh, đã có những truờng hợp học sinh bị bắt nạt không tìm được chỗ nương tựa dã tự tử một cách oan uổng. Hiện nay ở Nhật dã thiết lập những đuờng dây diện thoại chuyên giúp ý kiến, can thiệp, giúp đỡ những học sinh bị bắt nạt.